Cuốn sách là tự truyện của một người phụ nữ đi xuất khẩu lao động tại Ả Rập Xê Út với mong muốn đổi đời với lời hứa hẹn từ trung tâm. Chỉ đến khi đặt chân đến đất nước Ả Rập cô mới nhận ra mình bị lừa, phải làm giúp việc cho những gia đình đông người, bị bóc lột đến mức lao lực.
" Tôi viết Đừng chết ở Ả Rập Xê Út để giải tỏa nỗi ám ảnh về những phận người nô lệ dưới mác đi xuất khẩu lao động mà chính tôi là một nạn nhân kiêm nhân chứng sống.
Cuốn sách này dành tặng cho chị em đang đứng trước lựa chọn: Đi hay không đi bán sức lao động ở xứ người?"
Câu chuyện là một góc khuất về xuất khẩu lao động, cảnh tỉnh mọi người cần cảnh giác và tìm hiểu cặn kẽ khi quyết định đi ra nước ngoài kiếm sống.
Trích đoạn: “Người đó túm lấy tôi một cách thô bạo đẩy vào phòng và tống tôi ngã xuống tấm đệm bẩn thỉu thì tôi hiểu hết. Tôi đã sơ suất không khóa cửa sân thượng. Ông ta ấn tôi xuống đệm rồi nhổm dậy bật đèn. Tôi tranh thủ vơ lấy điện thoại theo bản năng vì thật ra tôi chẳng thể gọi cho ai lúc đó. Nhanh như cắt ông ta giật điện thoại của tôi và quăng thẳng vào cái thùng cạnh tường. Tôi chống trả điên cuồng nhưng mặc kệ tiếng chửi rủa của tôi, tay ông ta lật tung váy tôi lên. May mắn thay hôm đó là một ngày lạnh âm độ nên tôi xỏ thêm cả quần jeans bó vào bên trong chiếc váy dài dày cộp thay vì chỉ một cái quần len như bình thường. Tôi rít lên: “Nếu ông mà tiếp tục, tôi sẽ cào nát mặt ông ra rồi ông tự đi giải thích với bà chủ nghe chưa?”. Mọi âm thanh đáp trả lại tôi lúc đó chỉ là tiếng thở và đôi mắt vằn lên của một con thú đã lên cơn. Tôi co người lại, ông ta quá khỏe còn tôi chỉ có những lớp áo len dày để chống cự. Vật lộn một hồi mà không thể lột được váy áo của tôi, ông ta bỏ cái áo khoác bằng lông cừu nặng trịch ra khỏi người rồi trần như nhộng, ông ta lăn xả vào phần dưới cơ thể tôi. Không biết run rủi thế nào mà khóa quần kẹt cứng. Tôi nước mắt lưng tròng thở hổn hển, tay bịt mũi vì hơi thở thối khẳn của ông ta, tay giữ khóa quần. Rốt cuộc sau khi bóp chỗ kín của tôi đau điếng và không thể thọc được tay vào trong, ông ta bỏ cuộc, đứng lên cười nham nhở: “Chúc ngủ ngon. Huôn!”
" Tôi viết Đừng chết ở Ả Rập Xê Út để giải tỏa nỗi ám ảnh về những phận người nô lệ dưới mác đi xuất khẩu lao động mà chính tôi là một nạn nhân kiêm nhân chứng sống.
Cuốn sách này dành tặng cho chị em đang đứng trước lựa chọn: Đi hay không đi bán sức lao động ở xứ người?"
Câu chuyện là một góc khuất về xuất khẩu lao động, cảnh tỉnh mọi người cần cảnh giác và tìm hiểu cặn kẽ khi quyết định đi ra nước ngoài kiếm sống.
Trích đoạn: “Người đó túm lấy tôi một cách thô bạo đẩy vào phòng và tống tôi ngã xuống tấm đệm bẩn thỉu thì tôi hiểu hết. Tôi đã sơ suất không khóa cửa sân thượng. Ông ta ấn tôi xuống đệm rồi nhổm dậy bật đèn. Tôi tranh thủ vơ lấy điện thoại theo bản năng vì thật ra tôi chẳng thể gọi cho ai lúc đó. Nhanh như cắt ông ta giật điện thoại của tôi và quăng thẳng vào cái thùng cạnh tường. Tôi chống trả điên cuồng nhưng mặc kệ tiếng chửi rủa của tôi, tay ông ta lật tung váy tôi lên. May mắn thay hôm đó là một ngày lạnh âm độ nên tôi xỏ thêm cả quần jeans bó vào bên trong chiếc váy dài dày cộp thay vì chỉ một cái quần len như bình thường. Tôi rít lên: “Nếu ông mà tiếp tục, tôi sẽ cào nát mặt ông ra rồi ông tự đi giải thích với bà chủ nghe chưa?”. Mọi âm thanh đáp trả lại tôi lúc đó chỉ là tiếng thở và đôi mắt vằn lên của một con thú đã lên cơn. Tôi co người lại, ông ta quá khỏe còn tôi chỉ có những lớp áo len dày để chống cự. Vật lộn một hồi mà không thể lột được váy áo của tôi, ông ta bỏ cái áo khoác bằng lông cừu nặng trịch ra khỏi người rồi trần như nhộng, ông ta lăn xả vào phần dưới cơ thể tôi. Không biết run rủi thế nào mà khóa quần kẹt cứng. Tôi nước mắt lưng tròng thở hổn hển, tay bịt mũi vì hơi thở thối khẳn của ông ta, tay giữ khóa quần. Rốt cuộc sau khi bóp chỗ kín của tôi đau điếng và không thể thọc được tay vào trong, ông ta bỏ cuộc, đứng lên cười nham nhở: “Chúc ngủ ngon. Huôn!”
Nghiêm Hương
Sinh năm 1974 tại Bắc Giang.
Cư ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Từng học nấu ăn tại trường du lịch Hà Nội.
Từng học thiết kế thời trang tại Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội.
Đi xuất khẩu lao động tại Ả Rập Xê Út tháng 11 năm 2014. Trốn thoát tháng 7 năm 2015.
Hiện làm mẹ đơn thân và làm việc tại trường Anh ngữ Giao tiếp quốc tế ISC Leecam