Kháng virus bằng thảo dược - Dược liệu học - Phần 4: Chi Diếp cá - Lược trích “Kháng virus bằng thảo dược” (Herbal Antibiotics) của tác giả Stephen Harrod Buhner, do Tumpbridge dịch.
Có rất ít công trình nghiên cứu trên các tạp chí nổi tiếng (đặc biệt ở phương Tây) viết về thảo dược kháng virus – và phần lớn những công trình ít ỏi này (nếu có) đều chứa thông tin vô cùng nghèo nàn. Có một số nguyên nhân dẫn đến việc này.
Bản thân lĩnh vực điều trị virus, dù dùng thuốc Tây hay thảo dược, đều còn khá non trẻ, điều này giải thích một phần những gì ta thấy trong y văn. Người dân cũng như giới y khoa cũng quá chú trọng vào vi khuẩn như là tác nhân gây bệnh chủ yếu, góp phần dẫn đến hậu quả này. Tiếp theo là thuộc tính tự nhiên của virus và những khó khăn trong việc chế tạo thuốc kháng virus. Nếu so sánh thì có rất ít thuốc diệt virus so với kháng sinh (thuốc kháng vi khuẩn); chúng ta thường chỉ nghe đến hai loại là ribavirin và Tamiflu (oseltamivir). Điều này đóng góp quá ít vào dược thư những gì mà các loại kháng sinh thông dụng nhất trong từ điển của người dân làm được; penicillin là từ mà có lẽ hầu như ai trên thế giới cũng biết.
Đa số những nghiên cứu khoa học về virus (ít nhất trong quá khứ và đặc biệt ở phương Tây) không chú trọng vào phương thức điều trị virus mà tập trung vào vắc-xin. Các nhà nghiên cứu đã khá thành công về mặt này trong hơn 50 năm qua – loại trừ bệnh đậu mùa là một trong những thành quả vĩ đại của công nghệ y học, cũng như vắc-xin bại liệt. Vì vậy, hiện tại chúng ta có vắc-xin phòng nhiều bệnh hơn như: bệnh đậu mùa, bệnh bại liệt, sởi, viêm gan B, các chủng cúm, v.v...
Do đó, trái ngược với các nghiên cứu về vi khuẩn, trọng tâm của hầu hết các nghiên cứu về virus là vắc-xin. Điều này khiến ít người nghĩ có thể dùng thuốc kháng virus như một phương thức điều trị hữu hiệu trong y khoa; trong khi đó ai cũng đã nghe nói, biết đến và từng dùng kháng sinh. Dù vậy, có rất nhiều thuốc kháng virus trên Trái đất này – chúng ở trong các loài thảo mộc.
Virus là một phần gắn liền với sự sống trên Trái đất này. Mọi dạng sinh vật, bao gồm cả thực vật, đều từng bị nhiễm virus trong hàng tỉ năm tồn tại. Cây cỏ, những nhà hóa học tinh tế nhất, đã tạo ra những hợp chất chống lại tác động của virus; tương tự như việc tạo ra hợp chất chống lại sự thâm nhập của vi khuẩn. Cũng giống như tính kháng sinh và kháng khuẩn của thực vật, dù mọi loài thực vật đều tạo ra chất kháng virus nhưng một số thảo dược có tác dụng kháng virus hiệu quả hơn hẳn so với các loài khác. Bí quyết là tìm ra loài nào hiệu quả nhất, đáng tin cậy nhất, và mạnh nhất.
Người ta sẽ dễ dàng tìm ra thảo dược kháng virus mạnh nhất nếu chịu khám phá thế giới thảo dược dưới nhiều lăng kính khác nhau để có thể tham chiếu chéo các kết quả tìm được. Dưới đây là những góc nhìn được sử dụng trong cuốn sách này:
• Lịch sử sử dụng thảo dược chữa bệnh trọng cộng đồng, dưới tất cả các nền văn hóa có loài thảo dược đó – có thể coi đây là y học bản địa; hay y học truyền thống.
• Lịch sử sử dụng của thảo dược trong hệ thống y học đã được phát triển; như Y học cổ truyền Trung hoa, Y học Vệ Đà, hoặc Liệu pháp thảo dược phương Tây.
• Hiện trạng sử dụng thảo mộc của các chuyên gia về thảo dược tại cộng đồng.
• Kinh nghiệm về hiệu quả sử dụng thảo dược trong điều trị hiện đại.
• Nghiên cứu khoa học về tác động của thảo dược trên thực thể sống (in vivo) và trong ống nghiệm (in vitro) và trên lâm sàng ở người.¹
• Một nhân tố mà được coi là chỉ dấu quan trọng của dược lực mạnh – là khả năng xâm lấn của thảo mộc. Thật thú vị khi khá nhiều thảo dược trị virus mạnh nhất hiện nay là những loài mọc dại, ngoại lai.²
Có một điều, dù chưa được sử dụng làm tiêu chí xác định chính, nhưng hiện đang ngày một hiển nhiên, đó là nhiều thảo dược kháng virus mạnh nhất cũng là chất hiệp đồng. Đây là một mảng khá mới với y học thảo dược – nhất là ở phương Tây. Chất hiệp đồng là những loài thực vật mà khi được sử dụng với dược chất khác (thảo dược, thực phẩm chức năng, thuốc), thông qua một loạt các cơ chế, làm tăng hiệu lực của các chất đó trong quá trình chống lại vi sinh vật gây bệnh. Một số loại thảo mộc trong cuốn sách này là những chất hiệp đồng rất mạnh.
Những thảo dược mạnh nhất khi được quan sát thông qua đa số những góc nhìn trên sẽ được đưa vào danh sách. Sau đó là việc áp dụng. Có nhiều loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn và kháng virus rất mạnh nhưng lại chỉ có ở châu Phi, Trung Quốc, Nam Mỹ – mà không thể tìm thấy ở châu Âu. Những thảo dược được liệt kê trong sách này đa số dễ kiếm.
Rất nhiều thảo dược được liệt kê trong cuốn sách này là chất kháng virus phổ rộng, nghĩa là nó có tác dụng chống lại nhiều loại virus. Tác giả cho rằng nhìn chung đó là những loại kháng virus mạnh nhất (như cây Hoàng cầm). Một vài loại khác có phổ tác dụng hẹp hơn; nhưng hiệu quả trên những loại virus đặc trưng (như gừng hay cây cơm cháy). Tất cả những loài thảo dược này đều cho thấy tác dụng kháng virus mạnh qua quá trình sử dụng lâu dài trong lịch sử. Những loại này cũng cho thấy tác dụng trong y học hiện đại. Độc giả cũng nên biết rằng, không phải chỉ những loại thảo dược được nêu trong sách có tính kháng virus mà đây chỉ là những loại đã được sử dụng thành công, hoặc là những loại đã được nghiên cứu, kiểm chứng và cho thấy hiện quả trong những năm qua với những loại virus cụ thể.
Xin nhắc lại một lần nữa, có rất nhiều thảo dược kháng virus tuyệt vời ở ngoài kia, qua thời gian hy vọng chúng ta sẽ tìm ra, kiểm chứng và đưa vào sử dụng làm thuốc. Tương tự, đừng nghĩ rằng đây là những cách sử dụng duy nhất; đó chỉ là những cách đã được áp dụng thành công, có lịch sử lâu đời nhất, được chứng minh hiệu quả trong y văn, và có những nghiên cứu tích cực về chúng.
Trong bộ 7 cuốn về Dược liệu học này, tác giả sẽ đưa ra 7 loại thảo dược kháng virus hàng đầu, bao gồm các loại có tác dụng hỗ trợ chống lại hầu hết mọi loại virus và là thực phẩm bổ trợ trị virus rất hiệu quả.
Các loại thảo dược đó là:
• Hoàng cầm
• Cơm cháy
• Gừng
• Chi Diếp cá
• Chi isatis
• Cam thảo
• Chi Lomatium (Nhóm thực vật Hoa tán)
Có rất ít công trình nghiên cứu trên các tạp chí nổi tiếng (đặc biệt ở phương Tây) viết về thảo dược kháng virus – và phần lớn những công trình ít ỏi này (nếu có) đều chứa thông tin vô cùng nghèo nàn. Có một số nguyên nhân dẫn đến việc này.
Bản thân lĩnh vực điều trị virus, dù dùng thuốc Tây hay thảo dược, đều còn khá non trẻ, điều này giải thích một phần những gì ta thấy trong y văn. Người dân cũng như giới y khoa cũng quá chú trọng vào vi khuẩn như là tác nhân gây bệnh chủ yếu, góp phần dẫn đến hậu quả này. Tiếp theo là thuộc tính tự nhiên của virus và những khó khăn trong việc chế tạo thuốc kháng virus. Nếu so sánh thì có rất ít thuốc diệt virus so với kháng sinh (thuốc kháng vi khuẩn); chúng ta thường chỉ nghe đến hai loại là ribavirin và Tamiflu (oseltamivir). Điều này đóng góp quá ít vào dược thư những gì mà các loại kháng sinh thông dụng nhất trong từ điển của người dân làm được; penicillin là từ mà có lẽ hầu như ai trên thế giới cũng biết.
Đa số những nghiên cứu khoa học về virus (ít nhất trong quá khứ và đặc biệt ở phương Tây) không chú trọng vào phương thức điều trị virus mà tập trung vào vắc-xin. Các nhà nghiên cứu đã khá thành công về mặt này trong hơn 50 năm qua – loại trừ bệnh đậu mùa là một trong những thành quả vĩ đại của công nghệ y học, cũng như vắc-xin bại liệt. Vì vậy, hiện tại chúng ta có vắc-xin phòng nhiều bệnh hơn như: bệnh đậu mùa, bệnh bại liệt, sởi, viêm gan B, các chủng cúm, v.v...
Do đó, trái ngược với các nghiên cứu về vi khuẩn, trọng tâm của hầu hết các nghiên cứu về virus là vắc-xin. Điều này khiến ít người nghĩ có thể dùng thuốc kháng virus như một phương thức điều trị hữu hiệu trong y khoa; trong khi đó ai cũng đã nghe nói, biết đến và từng dùng kháng sinh. Dù vậy, có rất nhiều thuốc kháng virus trên Trái đất này – chúng ở trong các loài thảo mộc.
Virus là một phần gắn liền với sự sống trên Trái đất này. Mọi dạng sinh vật, bao gồm cả thực vật, đều từng bị nhiễm virus trong hàng tỉ năm tồn tại. Cây cỏ, những nhà hóa học tinh tế nhất, đã tạo ra những hợp chất chống lại tác động của virus; tương tự như việc tạo ra hợp chất chống lại sự thâm nhập của vi khuẩn. Cũng giống như tính kháng sinh và kháng khuẩn của thực vật, dù mọi loài thực vật đều tạo ra chất kháng virus nhưng một số thảo dược có tác dụng kháng virus hiệu quả hơn hẳn so với các loài khác. Bí quyết là tìm ra loài nào hiệu quả nhất, đáng tin cậy nhất, và mạnh nhất.
Người ta sẽ dễ dàng tìm ra thảo dược kháng virus mạnh nhất nếu chịu khám phá thế giới thảo dược dưới nhiều lăng kính khác nhau để có thể tham chiếu chéo các kết quả tìm được. Dưới đây là những góc nhìn được sử dụng trong cuốn sách này:
• Lịch sử sử dụng thảo dược chữa bệnh trọng cộng đồng, dưới tất cả các nền văn hóa có loài thảo dược đó – có thể coi đây là y học bản địa; hay y học truyền thống.
• Lịch sử sử dụng của thảo dược trong hệ thống y học đã được phát triển; như Y học cổ truyền Trung hoa, Y học Vệ Đà, hoặc Liệu pháp thảo dược phương Tây.
• Hiện trạng sử dụng thảo mộc của các chuyên gia về thảo dược tại cộng đồng.
• Kinh nghiệm về hiệu quả sử dụng thảo dược trong điều trị hiện đại.
• Nghiên cứu khoa học về tác động của thảo dược trên thực thể sống (in vivo) và trong ống nghiệm (in vitro) và trên lâm sàng ở người.¹
• Một nhân tố mà được coi là chỉ dấu quan trọng của dược lực mạnh – là khả năng xâm lấn của thảo mộc. Thật thú vị khi khá nhiều thảo dược trị virus mạnh nhất hiện nay là những loài mọc dại, ngoại lai.²
Có một điều, dù chưa được sử dụng làm tiêu chí xác định chính, nhưng hiện đang ngày một hiển nhiên, đó là nhiều thảo dược kháng virus mạnh nhất cũng là chất hiệp đồng. Đây là một mảng khá mới với y học thảo dược – nhất là ở phương Tây. Chất hiệp đồng là những loài thực vật mà khi được sử dụng với dược chất khác (thảo dược, thực phẩm chức năng, thuốc), thông qua một loạt các cơ chế, làm tăng hiệu lực của các chất đó trong quá trình chống lại vi sinh vật gây bệnh. Một số loại thảo mộc trong cuốn sách này là những chất hiệp đồng rất mạnh.
Những thảo dược mạnh nhất khi được quan sát thông qua đa số những góc nhìn trên sẽ được đưa vào danh sách. Sau đó là việc áp dụng. Có nhiều loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn và kháng virus rất mạnh nhưng lại chỉ có ở châu Phi, Trung Quốc, Nam Mỹ – mà không thể tìm thấy ở châu Âu. Những thảo dược được liệt kê trong sách này đa số dễ kiếm.
Rất nhiều thảo dược được liệt kê trong cuốn sách này là chất kháng virus phổ rộng, nghĩa là nó có tác dụng chống lại nhiều loại virus. Tác giả cho rằng nhìn chung đó là những loại kháng virus mạnh nhất (như cây Hoàng cầm). Một vài loại khác có phổ tác dụng hẹp hơn; nhưng hiệu quả trên những loại virus đặc trưng (như gừng hay cây cơm cháy). Tất cả những loài thảo dược này đều cho thấy tác dụng kháng virus mạnh qua quá trình sử dụng lâu dài trong lịch sử. Những loại này cũng cho thấy tác dụng trong y học hiện đại. Độc giả cũng nên biết rằng, không phải chỉ những loại thảo dược được nêu trong sách có tính kháng virus mà đây chỉ là những loại đã được sử dụng thành công, hoặc là những loại đã được nghiên cứu, kiểm chứng và cho thấy hiện quả trong những năm qua với những loại virus cụ thể.
Xin nhắc lại một lần nữa, có rất nhiều thảo dược kháng virus tuyệt vời ở ngoài kia, qua thời gian hy vọng chúng ta sẽ tìm ra, kiểm chứng và đưa vào sử dụng làm thuốc. Tương tự, đừng nghĩ rằng đây là những cách sử dụng duy nhất; đó chỉ là những cách đã được áp dụng thành công, có lịch sử lâu đời nhất, được chứng minh hiệu quả trong y văn, và có những nghiên cứu tích cực về chúng.
Trong bộ 7 cuốn về Dược liệu học này, tác giả sẽ đưa ra 7 loại thảo dược kháng virus hàng đầu, bao gồm các loại có tác dụng hỗ trợ chống lại hầu hết mọi loại virus và là thực phẩm bổ trợ trị virus rất hiệu quả.
Các loại thảo dược đó là:
• Hoàng cầm
• Cơm cháy
• Gừng
• Chi Diếp cá
• Chi isatis
• Cam thảo
• Chi Lomatium (Nhóm thực vật Hoa tán)