Số Đỏ là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Vũ Trọng Phụng, và cũng là tác phẩm nổi tiếng được người đọc bao thế hệ yêu thích. Anh chàng “Xuân Tóc Đỏ” cũng trở thành một nhân vật “kinh điển” “ai cũng biết” khi nhắc đến văn học Việt Nam. Từ một người mồ côi, không cha không mẹ, không nhà không cửa, không học thức… một bước trở thành anh hùng dân tộc, một ông đốc tờ, một người giữ vai trò quan trọng trong xã hội “Âu hóa”. Câu chuyện cuộc đời Xuân đã khiến người đọc rất khoái chí, cười ra nước mắt, và cũng cười để ngậm ngùi, để chua xót cho sự tha hóa, đua đòi một thời của xã hội cũ.
Cuốn tiểu thuyết có 20 phần, mỗi phần đều có đặt tên đại ý cho nội dung phần đó. Đọc lại Số đỏ để cười lại cùng cái cười của cố nhân, và cũng soi lại cuộc đời của hiện tại để sống đúng hơn, đẹp hơn.
Số đỏ là một trong những tác phẩm mà Sống (Thương hiệu sách Tác giả Việt) đặc biệt tuyển chọn để đưa vào Tủ sách Khuê Văn – tủ sách gồm những áng văn trác tuyệt được ví như những vì tinh tú trong nền văn học Việt Nam.
Xuân Tóc Đỏ không ngờ rằng, khi xưa, lúc nó ngồi đọc quảng cáo cho một hiệu thuốc vào máy phóng thanh, và ngồi trên mũi ô tô với bộ quần áo Charlot và cái mặt nạ, thổi loa khắp phố phường cho một “ông vua thuốc lậu” Nam Kỳ, thì chính là nó đã tập đi đến khoa học, và do thế, đến sự phú quý.
Lâu lâu, sống mãi trong bầu không khí hỗn loạn những sự kính trọng, sợ sệt, mơn trớn của kẻ chung quanh, Xuân Tóc Đỏ đâm ra khinh người. Vì lẽ theo thói thường những kẻ nhũn nhặn hay bị coi khinh, nên Xuân Tóc Đỏ càng kiêu ngạo, càng làm bộ làm tịch bao nhiêu, lại được thiên hạ càng kính trọng. Một cái lặng im của nó cũng có giá trị của một cái đặc ân. Một cái gật đầu ngây ngô của nó cũng có giá của một cái đặc ân. Bọn thợ may và thợ thêu cho nó là có thế lực đối với ông chủ, bà chủ. Cô Tuyết kính thờ nó vì Xuân được cụ bà… kính thờ. Ông TYPN, ông Joseph Thiết, cả ông đốc Trực Ngôn nữa, cả cậu Tú Tân là em ruột ông Văn Minh nữa, cũng ra vẻ nịnh hót nó để lấy lòng nó, vì ai cũng tưởng cụ cố Hồng (Biết rồi! Khổ lắm) đương chủ trương những tư tưởng cổ điển bí mật là gả cô Tuyết, cô con gái rượu, gái yêu quý, cho Me-sừ Xuân? Hoặc tự mình lừa dối mình, hoặc bị vô số kẻ khác lừa dối, ai cũng ở cảnh bó buộc không sợ hãi hoặc không kính trọng Xuân thì không được.
Với một cái đám ma theo cả lối ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc-bốc-soẻng và bú rich, và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa, lại có cậu Tú Tân chỉ huy, những nhà tài tử chụp ảnh đã thi nhau như ở hội chợ. Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu…
Xuân Tóc Đỏ không ngờ rằng, khi xưa, lúc nó ngồi đọc quảng cáo cho một hiệu thuốc vào máy phóng thanh, và ngồi trên mũi ô tô với bộ quần áo Charlot và cái mặt nạ, thổi loa khắp phố phường cho một “ông vua thuốc lậu” Nam Kỳ, thì chính là nó đã tập đi đến khoa học, và do thế, đến sự phú quý.
Lâu lâu, sống mãi trong bầu không khí hỗn loạn những sự kính trọng, sợ sệt, mơn trớn của kẻ chung quanh, Xuân Tóc Đỏ đâm ra khinh người. Vì lẽ theo thói thường những kẻ nhũn nhặn hay bị coi khinh, nên Xuân Tóc Đỏ càng kiêu ngạo, càng làm bộ làm tịch bao nhiêu, lại được thiên hạ càng kính trọng. Một cái lặng im của nó cũng có giá trị của một cái đặc ân. Một cái gật đầu ngây ngô của nó cũng có giá của một cái đặc ân. Bọn thợ may và thợ thêu cho nó là có thế lực đối với ông chủ, bà chủ. Cô Tuyết kính thờ nó vì Xuân được cụ bà… kính thờ. Ông TYPN, ông Joseph Thiết, cả ông đốc Trực Ngôn nữa, cả cậu Tú Tân là em ruột ông Văn Minh nữa, cũng ra vẻ nịnh hót nó để lấy lòng nó, vì ai cũng tưởng cụ cố Hồng (Biết rồi! Khổ lắm) đương chủ trương những tư tưởng cổ điển bí mật là gả cô Tuyết, cô con gái rượu, gái yêu quý, cho Me-sừ Xuân? Hoặc tự mình lừa dối mình, hoặc bị vô số kẻ khác lừa dối, ai cũng ở cảnh bó buộc không sợ hãi hoặc không kính trọng Xuân thì không được.
Với một cái đám ma theo cả lối ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc-bốc-soẻng và bú rich, và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa, lại có cậu Tú Tân chỉ huy, những nhà tài tử chụp ảnh đã thi nhau như ở hội chợ. Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu…
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, với tác phẩm đầu tiên là truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên Ngọ báo vào năm 1930, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng một bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa.