Cuốn tiểu thuyết là câu chuyện về thời bình-thời chiến đan xen qua lối kể “toàn tri” của nhân vật Nam. Thời chiến là cuộc chiến đấu bảo vệ lãnh thổ ở biên giới phía Bắc, đầy khốc liệt với những người liệt sĩ đủ lứa tuổi kiên cường, anh dũng. Thời bình là câu chuyện của người trai trẻ tên Nam với mối tình đồng giới “kì lạ” và hành trình đi tìm chính mình. Qua đó tác giả muốn chuyển tải những thông điệp đa nghĩa, nhiều âm hưởng về nhân nghĩa, ân tình.
Đọc Xác phàm để cùng Nguyễn Đình Tú chìm vào và mải mê chu du với các nhân vật từ hiện thực về quá khứ, từ quá khứ đến thực tại – hành trình đi tìm bản ngã. Bản ngã ấy là cái tôi của Nam, của Việt, của chính tác giả, hay đó còn là cái TÔI của một dân tộc.
Lược trích:
Nam là ai? Câu hỏi này anh đã tự đặt ra cho mình không biết bao nhiêu lần. Nhưng người đặt ra câu hỏi ấy trước cả Nam chính là Việt. Cái trưa mùa hè oi bức ấy, khi hai đứa tụt quần ra để lao xuống đầm sen tắm thì Việt đã ngỡ ngàng hỏi Nam: - Mày là ai vậy?
Bố em rọi ánh đèn pin theo, thấy khuôn mặt cu Lỏi đã bợt bạt lắm rồi. Bố em thơm vào má cu Lỏi, nói nhỏ: “Cháu cố gắng nhé!”. Cu Lỏi mấp máy môi muốn nói điều gì đó nhưng không nói được, chỉ giơ tay chỉ vào vết thương trước ngực. Bố em đã hiểu ý nó muốn nói gì. Bố em xoa đầu nó, khẽ thì thầm vào tai: “Chú biết rồi. Cháu dũng cảm lắm. Có chết thì cũng phải chết bằng những viên đạn bắn từ phía trước ngực. Nhưng cháu không chết được. Cháu phải sống. Chú cháu mình phải sống và phải ra khỏi nơi đây.
Chẳng lẽ cuộc đời lại xảy ra một điều kỳ lạ như thế này đối với anh sao? Em đến từ những mảnh cát bụi nào? Đất, nước và không khí nào sinh ra em, một đóa hoa chỉ tỏa hương thay cho loài khác? Tại sao em lại chọn mái nhà tranh ấy để ra đời? Tại sao em lại chọn người mẹ đau khổ ấy để bú mớm và sinh tồn? Tại sao em lại chọn đầm sen ấy để có những liên kết kỳ lạ với anh? Tại sao em lại chọn nghề báo để viết về những câu chuyện lịch sử xa xưa? Tại sao em lại ăn chay để nuôi dưỡng một xác phàm trong sạch rồi phá giới để trở nên nhanh chóng lụi tàn?
Đọc Xác phàm để cùng Nguyễn Đình Tú chìm vào và mải mê chu du với các nhân vật từ hiện thực về quá khứ, từ quá khứ đến thực tại – hành trình đi tìm bản ngã. Bản ngã ấy là cái tôi của Nam, của Việt, của chính tác giả, hay đó còn là cái TÔI của một dân tộc.
Lược trích:
Nam là ai? Câu hỏi này anh đã tự đặt ra cho mình không biết bao nhiêu lần. Nhưng người đặt ra câu hỏi ấy trước cả Nam chính là Việt. Cái trưa mùa hè oi bức ấy, khi hai đứa tụt quần ra để lao xuống đầm sen tắm thì Việt đã ngỡ ngàng hỏi Nam: - Mày là ai vậy?
Bố em rọi ánh đèn pin theo, thấy khuôn mặt cu Lỏi đã bợt bạt lắm rồi. Bố em thơm vào má cu Lỏi, nói nhỏ: “Cháu cố gắng nhé!”. Cu Lỏi mấp máy môi muốn nói điều gì đó nhưng không nói được, chỉ giơ tay chỉ vào vết thương trước ngực. Bố em đã hiểu ý nó muốn nói gì. Bố em xoa đầu nó, khẽ thì thầm vào tai: “Chú biết rồi. Cháu dũng cảm lắm. Có chết thì cũng phải chết bằng những viên đạn bắn từ phía trước ngực. Nhưng cháu không chết được. Cháu phải sống. Chú cháu mình phải sống và phải ra khỏi nơi đây.
Chẳng lẽ cuộc đời lại xảy ra một điều kỳ lạ như thế này đối với anh sao? Em đến từ những mảnh cát bụi nào? Đất, nước và không khí nào sinh ra em, một đóa hoa chỉ tỏa hương thay cho loài khác? Tại sao em lại chọn mái nhà tranh ấy để ra đời? Tại sao em lại chọn người mẹ đau khổ ấy để bú mớm và sinh tồn? Tại sao em lại chọn đầm sen ấy để có những liên kết kỳ lạ với anh? Tại sao em lại chọn nghề báo để viết về những câu chuyện lịch sử xa xưa? Tại sao em lại ăn chay để nuôi dưỡng một xác phàm trong sạch rồi phá giới để trở nên nhanh chóng lụi tàn?
Nhà văn Nguyễn Đình Tú là một nhà văn quân đội, hiện đang công tác tại Tạp chí Văn nghệ quân đội. Năm 2000, nhà văn Nguyễn Đình Tú đầu quân về Văn nghệ Quân đội. Nguyễn Đình Tú sinh năm 1974, quê tại Kiến An, Hải Phòng.