iPub.vn Covid banner

Lương Nguyên | 5 điều mà mình học được ở đại học

Trần Lương Nguyên - KT Sinh học 1 - K60, Viện công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm       4 năm trước       772 lượt đọc

Chào bạn, mình là Nguyên. Trong bài viết này mình xin chia sẻ về năm điều mà mình đã học được ở trường đại học. Đây là năm điều mình rút ra được từ bản thân, có thể đúng hoặc không đúng tùy từng người và từng trường.

Ngược dòng thời gian lại về 5 năm trước, khi mình chọn trường để theo học sau khi kết thúc trung học phổ thồng. Dù đã được cảnh báo từ cậu, mợ mình là học Bách Khoa sẽ rất vất vả. Lúc đó mình nghĩ rằng chỉ cần học như lúc mình ôn thi đại học là được, mấy chục nghìn người làm được chẳng lẽ mình lại không làm được, Tuy nhiên, ngày đầu tiên đi học thì mọi suy nghĩ trong đầu trước đây của mình nó bị rối hết lên trong đầu như một mớ dây điện vậy. Bước vào giảng đường D3: “Ối dời ơi! Sáu cái bảng”, chắc chẳng ai còn lạ với câu chuyện về sáu cái bảng ở Bách Khoa cả, chỉ là các thầy không có thời gian để xóa bảng thôi. Sau ngày học đầu tiên, mình nhận định rằng mình bị mù chữ vật lý mặc dù là môn có điểm cao nhất trong bài thi đại học của mình. Mình nghĩ: ”Đúng là ý trời”. Cứ thế năm nhất của mình bị vùi dập trên giảng đường D3. Kết thúc năm nhất thì thật may mắn là mình không bị trượt môn nào mặc dù điểm có lẹt đẹt nhưng mình vẫn đỗ vào nghành mà mình mong muốn từ đầu, ngành công nghệ sinh học. Và đến bây giờ thì mình cũng đã tồn tại ở Bách Khoa này năm năm và chuẩn bị bị buộc thôi học vào kỳ thứ 9 mà lý do thì kết sức buồn cười: Mình đã hết môn để học rồi. Chính vì thế hôm nay mình sẽ chia sẻ với bạn về năm điều mà mình học được ở Bách Khoa

#1 Học tập phải đi đôi với sức khỏe

Chắc hẳn thể dục là môn học ám ảnh với rất nhiều bạn sinh viên, mình cũng thế. Ngày xưa thì mình nghĩ là thể dục thì phải chỉ ra sân, múa múa, quay quay một lát là ok nhưng KHÔNG! Ở trường mình thì cần phải học lý thuyết, các cụ có câu: "Có học thì mới có hành". Còn đến lúc thi thì thôi rồi, đừng cố học thuộc lòng trong sách vì câu hỏi sẽ là: "Gặp tình huống A em sẽ phải làm gì? Trong tình huống này B có chơi sai luật không? Nếu em là trọng tài em sẽ làm gì trong tình huống C?" vân vân, mây mấy các thể loại câu hỏi. Còn đến khi thi thực hành thì còn kinh khủng hơn nữa, chạy bền mà chạy qua chỗ thầy là thầy sẽ hô: "Một anh rụng, hai anh rụng, ba anh rụng,...". Và chắc chắn là sẽ không có chuyện xin xỏ gì ở đây rồi, vì nếu không qua thể chất là các bạn được quy vào diện không đủ sức khỏe để học tập ở trường.

#2 Phải chịu trách nhiệm với những gì mình làm ra

Thi trắc nghiệm ở trung học phổ thông thì câu nào không biết là mặc nhiên khoanh bừa hoặc là có trò mình hay làm hơn là xé nháp và xúc xắc. Lên đại học thì: "Các hạ hãy khoan, khoanh sai bị trừ điểm nhé, các cô các cậu làm cẩn thận khỏi tôi không có điểm mà trừ đâu."

#3 Nói không với thi lại, nói có với học lại

Chình vì bạn phải chịu trách nhiệm với những thứ mình làm nên việc thi lại là không bao giờ xảy ra ở Bách Khoa. Đó là trường hợp mà điểm tổng của bạn không vượt ngưỡng hoặc bị điểm liệt, còn trong trường hợp vì lý do nào đó mà không tham gia thi được thì lý do đó phải cực lỳ thuyết phục, cảm động trời xanh cộng với giấy tờ đầy đủ. Nhé!

#4 Bạn có thể nói chuyện với người ngồi cạnh một cách thoải mái mà chẳng cần quen biết

Tin mình đi, bạn nói chuyện như là hai đứa bạn thân lắm nhưng lúc sau mới quay ra hỏi tên, lớp. Nghe thì có vẻ buồn cười nhưng đó là điều thường gặp nếu bạn học hệ đào tạo dạng tín chỉ. Ngay trong sáng nay thôi, khi lớp mình chụp kỷ yếu thì mình có nhiệm vụ làm cơ trưởng để tập hợp lớp, nhìn thấy bạn kia rất quen chắc chắn là lớp mình vì đã nói chuyện vài lần, nhưng vẫn phải quay sang hỏi: "Ê, tên bạn kia là gì đấy để tôi gọi ra đây xếp hàng chờ đến lượt lớp mình chụp".

#5 Đại học không phải trường nghề

Ngày xưa thì mình nghĩ vào đại học đơn giản là mình đi học lấy một cái nghề thôi, nhưng mình đã thay đổi suy nghĩ đó trong vài năm trở lại đây. Rõ ràng rằng đại học dạy bạn cách tư duy giải quyết vấn đề hơn là dạy bạn một nghề cụ thể. Chính vì thế mà chúng ta phải học rất nhiều môn toán, lý, điện, tin học,... và chúng ta cũng có thể nhìn thấy một điều rằng không hiếm các bạn sinh viên ra trường làm trái nghề mà vẫn thành công.

__ _ __ _ __

Mình là Nguyên và mình ghi lại hành trình xây dựng bản thân để trở thành một người sống có ý nghĩa hơn


Bình luận


Các tin khác

Tự xuất bản sách điện tử cùng iPub - Tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức cho các tác giả.
iPub - Chắp cánh ước mơ cho mọi tác giả Việt!