Giá trị một bữa ăn không chỉ là những con số nhấp nhô trong tờ hóa đơn bạn nhận được. Bài viết ngắn về những gì mà một bữa ăn có giá trị dưới góc nhìn của cô gái đôi mươi.
"Khi đề cập về giá trị của một bữa ăn, bạn có hai cách để định giá về nó. Một típ người sẽ gọi giá trị trên tờ bill đầy con số, típ khác định giá bằng giá trị dinh dưỡng trong phần ăn, và còn lại là tôi, định giá bằng người đi ăn cùng.
Đối với cái tuổi lưng chừng đôi mươi, đang từng bước đi nhỏ lẻ với cuộc đời mình, tôi thường dành một khoảng thời gian cho những cuộc hẹn và người mình muốn gặp. Hầu hết những cuộc hẹn đó đều hoặc là ăn hoặc là uống, nên việc tìm một chổ ăn, một món ăn luôn là những lựa chọn trước hết giữa bọn tôi. Tất nhiên, việc này luôn mất thời gian khoảng vài chục cái tin nhắn Messenger ậm ừ do dự, không hợp ý và bất đồng giá tiền. Tôi luôn là người ngồi yên xuôi mái chèo đăng sau những " tranh luận" nho nhỏ giữa việc lựa chọn đó. Đám bạn của tôi, đứa thích có background quán đẹp, đứa thích đồ ăn phải ngon, đứa thích gần, đứa thích xa, đứa thích những món nó thích và đứa thích những gì nó thích và đứa thì luôn type " đi đâu cũng được" nhưng cứ một cái idea văng ra trong khung chat là một câu " thôi". Tôi thì luôn đợi chốt cuối cuộc hẹn, một phần với tôi những chuyện đó không quan trọng, nói theo cách khác tôi dễ dàng gật đầu với mọi thứ mà bản thân không quá kén chọn, vì tôi muốn biết tụi nó bây giờ như thế nào hơn là muốn ăn gì.
Với tôi mà nói, việc ly trà sữa không đủ độ béo hay trân châu bị bỡ không quan trọng bằng việc con bạn tôi chia sẻ nó vừa được lên lương và rằng nó đã làm một thí nghiệm rất hay về huyết học. Như vậy thi thoảng nó sẽ gợi cái gì đó trong tôi, về con đường mà mình đã chọn để đi. Tôi không hề màn đến việc tô mì ramen nấu không đủ lửa mà thay vào đó, tôi thích ngồi nghe con bạn phàn nàn về người sếp tào lao mà nó gặp ở chổ làm. Tôi có thể tấm tắc khen ngon ngay lập tức về một tô Udon mà bạn tôi mời nhưng nó không bao giờ làm tôi hạnh phúc khi nhìn đôi mắt cô bạn đang long lanh kể về những dự định cuộc đời nó trong một năm tới, tôi thích nhìn cái vẻ chín chắn lóe lên trong đôi mắt ngời sáng ấy. Tôi có thể bị bỏng lưỡi vì lẩu bò ( mà tôi luôn luôn để mình bị bỏng khi ăn những món nóng) nhưng việc đó không gây hấn với tôi, vì tôi bận cười hả hê với những chuyện ngu ngốc mà cậu em tôi đã làm với cuộc đời nó. Có thể, tôi sẽ xin thêm vài trái ớt từ anh phục vụ vì tôi vốn là tín đồ ăn cay nhưng tôi sẽ không bao giờ xin người đi cùng đừng làm phiền mình lúc ăn, tôi muốn nghe câu chuyện của họ nhiều hơn là tập trung vào chuyện ăn uống. Tôi chỉ tập trung ăn khi tôi đi một mình vào lúc đó giá trị bữa ăn là làm tôi no bụng và thỏa cơn thèm một món gì đó mà thôi.
Tôi có một cậu bạn, người mà tôi muốn gặp trong dịp sinh nhật mình, bọn tôi đã hẹn trước đó. Cậu bạn này nhỏ tuổi hơn tôi, nên cậu ấy giống với cậu em trai hơn là một cậu bạn. Nhưng cuộc hẹn đã không diễn ra vì một lí do duy nhất khoảng cách. Cậu mua một bữa ăn cho tôi thay một món quà sinh nhật và một buổi hẹn. Tôi chỉ im lặng và gật đầu miễn cưỡng theo mọi thứ. Cho đến lúc cậu ấy không có cách nào ship đồ ăn vào cho tôi, tôi đã chọn không nhận món quà đó, không ăn, không uống. Một bữa ăn lúc đó giống như một bình cứu hỏa chữa cháy cho một đám lửa đang bùng cháy trong lòng tôi. Bao nhiêu hào hứng được gặp người mà tôi sẵn sàng muốn hiểu thêm đã bay mất. Tôi không đổ lỗi cho sự không tinh tế hay không khôn khéo của cậu ấy, tôi chỉ phì cười và trong bụng nghĩ cái tuổi của cậu ấy còn nhỏ để hiểu được thật ra, đôi khi người mình muốn gặp quan trọng cả tỉ lần so với một bữa ăn thịnh soạn. Cũng có thể tôi không phải là người cậu muốn gặp cho nên giá mà tôi là người mà cậu muốn gặp do đó khoảng cách và sự lười cũng sẽ bị dẹp tan, giá như cậu có thể hiểu một chút thì tôi và cậu thà ngồi ngoài cà phê bệt, gậm vài mảnh bánh tráng rồi nói chuyện trên trời còn ngon hơn ngồi một mình trước một bữa xa xỉ ở nhà hàng cao cấp nào đấy, mà tôi dám chắc bản thân mình cũng sẽ không thoải mái khi ngồi ăn tại đó.
Tôi từng ngồi ăn tại một trong những nhà hàng đắt đỏ nhất Sài Gòn cùng với một người khách du lịch mà tôi đồng hành cùng và lần đấy, tôi ngồi vô cùng thoải mái. Ông ấy gọi cho tôi những món ăn phương Tây lạ lùng, dù tôi đã từ chối trước đó, trông cũng hút mắt. Tôi chỉ chọn cho mình một vài lát bánh mì cùng sốt rau nổi bật và bỏ cái đùi gà bóng bẩy vì tôi mãi ngồi thảo luận với ông về việc một người trẻ như tôi sống đơn độc tại thành phố nhộn nhịp như đất Sài Gòn này. Bởi vì tôi mãi miết đuổi theo câu chuyện về cuộc đời ông, về những năm gây dựng sự nghiệp từ một người con trai quyết lập nghiệp tại thành phố New York cáu gắt. Không chỉ tôi, ông ấy cũng bỏ mặc món soup trong chén bé tẹo cạnh ông. Để lúc gần về, ông chỉ cười ha hả cười vào đám đồ ăn bị bỏ lơ giữa cuộc trò chuyện. Tôi biết giá của hóa đơn lúc đó nhiều bằng tiền ăn sấp xỉ một tháng của tôi và tôi, thú thật là cũng có tiếc vì không ăn hết mấy món ăn nhưng đến tận hai năm sau tôi cũng không bao giờ tiếc khi ngồi nghe những câu chuyện truyền cảm hứng của vị khách lúc đó. Tôi học được nhiều hơn là số tiền món ngon tôi ăn được, kiến thức thì luôn vô giá mà. Nghĩ đơn giản tí, tại sao tôi phải tiếc vì những thứ tôi có thể có được mà không thấy vui vì những thứ không chắc có thể được gặp trong tương lai của mình?
Một bữa ăn với gia đình của một đứa con xa với cơm rau muống luộc và những món gắn liền với cả một tuổi thơ thương nhớ là vô giá so với bất kỳ bữa tiệc thịnh soạn nào. Bạn có thể bỏ tiền ra mua cho mình một bữa ăn với giá mà người ta phải trầm trồ ngay lập tức nhưng không thể có được một chén canh rau đắng mọc sau hè mà mẹ nấu với cua đồng. Bạn có thể ăn được rất nhiều món ngon nhưng điều xuất hiện sau đó còn quan trọng hơn cả, tôi gọi một phần kem dừa tại chợ Chatuchak những ngày thực tập trời Thái, ngay sau khi nhấm nháp những muỗng đầu tiên, tôi chỉ nghĩ đến mẹ, người mà ước giá như mẹ có thể đứng cạnh tôi và ăn món kem này lúc này. Vậy là động lực cày cuốc để giành tiền cho sau này dắt tay mẹ đứng chổ này ăn cùng tôi bắt đầu hình thành. Một bữa ăn tôi lại gọi theo cách của tôi là tấm gương soi tâm và gợi động lực. Nghe có vẻ sến súa, nghe đâu người ta ở nơi xa xứ, được ăn một món rất quê hương còn bất chợt rơi nước mắt mà nhỉ?
Tôi vẫn đầy hứng thú đi tìm thêm những giá trị khác nhau của một bữa ăn.
Vậy còn bạn, giá trị của một bữa ăn của bạn được đong đếm như thế nào?