iPub.vn Covid banner

[Review] 101 Mẹo Đối Phó Với Sếp: Đừng Để Thành Công Bị Trì Hoãn Chỉ Vì Sếp Không “Ưa” Bạn!

iPub.vn       4 năm trước       725 lượt đọc

Đừng để thành công bị trì hoãn chỉ vì sếp không "ưa" bạn!

Trong công việc có vô vàn tình huống bất ngờ xảy đến mà bạn không thể lường trước được. Bạn mới ra trường chân ướt chân ráo vào công ti hay bạn là một nhân viên có thâm niên làm việc được tin cậy đều có thể gặp những trường hợp bất lợi, làm ảnh hưởng tới công việc, đặc biệt là mối quan hệ của bạn với sếp. Mối quan hệ đó có xu hướng tệ hơn, bạn nhận ra nhưng không biết xử trí ra sao? Bởi vậy Minh Phương đã biên soạn cuốn sách nhỏ nhắn bạn đang cầm trên tay. “101 mẹo đối phó với sếp” tập hợp 101 tình huống có thể xảy đến và gợi mở các giải quyết chúng để bạn xây dựng được mối quan hệ win- win với sếp, hoàn thành tốt công việc và gặt hái thành công.

Nói thêm về cuốn sách: “101 mẹo đối phó với sếp” nằm trong bộ sách “101 mẹo” bao gồm 3 cuốn “101 mẹo đối phó với sếp”, “101 mẹo đối phó với nhân viên” và “101 mẹo đối phó với đồng nghiệp”. Bộ sách đề cập đến những mối quan hệ cơ bản nơi công sở, những tình huống công việc, giao tiếp thường gặp, những cách thức cơ bản nhằm tạo dựng, duy trì các mối quan hệ... sẽ góp phần giúp bạn biết cách thể hiện, trau dồi năng lực bản thân, biết tạo dựng duy trì mối quan hệ win-win trong quan hệ chính trị nơi công sở.

Cuốn sách 101 mẹo đối phó với sếp gồm 101 tình huống cụ thể, mỗi tình huống là một câu chuyện khác nhau và có những gợi ý giải quyết không giống nhau. Tuy nhiên để giúp bạn có được cái nhìn toàn diện, hiểu rõ hơn về cuốn sách chúng ta hãy cùng điểm qua một số tình huống tiêu biểu và gợi dẫn xử trí trong cuốn sách.

Các tình huống khác nhau song đều được trình bày trong một cấu trúc chung: mô tả tình huống, Cách giải quyết (có thể có một hoặc nhiều bước), những lời khuyên.

Tình huống 4: Cách đối phó với sếp hay thiên vị.

Đây là một tình huống khả phổ biến trong mối quan hệ giữa nhân viên với sếp mà bạn có thể đã phải trải qua hay chứng kiến.

Bạn cảm thấy thật thất vọng khi nhận ra mình đã cố gắng rất nhiều nhưng những vị trí quan trọng vẫn không thuộc về bạn mà lại dành cho con của giám đốc hay họ hàng của trưởng phòng dù có thể họ chưa thể hiện khả năng.

Bạn thấy bất công, chán nản, bị đối xử không công bằng/ Chắc chắn rồi. Vậy nên làm gì trog tình huống đó? Tác giả đã gợi ý cho bạn những cách ứng xử thông minh và khéo léo:

Hãy để cho người đó thể hiện bản thân: Không phải “con ông cháu cha” nào cũng thiếu năng lực hay ỷ lại. Bạn cần từ từ quan sát và cho họ thời gian thể hiện. Lời khuyên ở đây là hãy bình tĩnh.

Nhìn nhận mọi việc từ góc nhìn của người khác: Đôi khi người họ hàng hay vị con trai giám đốc cũng bối rối như bạn gtrong tình huống nhạy cảm này. Bạn không nên gây hiềm khích và khiến cho tình huống ngày càng trở nên phức tạp. Hãy thử nhìn nhận mọi việc một cách khách quan và chính xác hơn.

Giúp họ thành công: Nghe có vẻ vô lí nhưng điều đó lại là một việc nên làm. Giúp đỡ những người mới được cất nhắc vào vị trí quan trọng cho thấy bạn đang ủng hộ quyết định của cấp trên và đồng thời cũng chứng tỏ được năng lực làm việc của bạn.

Tạo sự kết nối: Giống như bất cứ nhân viên mới nào, người mới đến cần được hướng dẫn tìm hiểu về tổ chức, đặc biệt nếu họ không đủ phẩm chất cho vị trí. Đây vừa là chứng tỏ bạn là một nhân viên có trách nhiệm , vừa là cơ hội tốt để đáng giá điểm mạnh điểm yếu của sếp mới.

Cố gắng làm việc nhiều hơn: Hãy đảm nhận thêm nhiều trách nhiệm hơn để tạo tầm ảnh hưởng cho bản thân.

Chỉ đối mặt với vấn đề khi bạn thực sự phải làm vậy: Nếu thực sự không chịu đựng nổi một vị sếp mới bất tài và luôn khiến bạn mệt mỏi, bạn có thể nghĩ tới việc tìm kiếm cơ hội ở nơi khác.

Kiên nhẫn: Người không có năng lực sẽ không thể đảm nhận được những trọng trách lớn lao. Lỗ hổng mà người đó tạo ra cho công ty sẽ mang tới cơ hội cho bạn lấp đầy nó bằng khả năng thực sự của mình.

Tình huống 16: Khi bạn và sếp bất đồng ý kiến.

Đây là một tình huống chúng ta thường hay gặp phải nhưng chưa biết cách xử lí như thế nào để không làm mất lòng cấp trên mà vẫn bày tỏ được quan điểm của mình một cách khách quan nhất.

Theo các chuyên, phản ứng tự nhiên của con người thường là né tránh sự bất đồng quan điểm với cấp trên. Họ cho rằng, cơ thể chúng ta sinh ra đã có bản năng sinh tồn nên chúng ta sẽ tự nhiên mà tránh xa bất cứ điều gì gây hại cho bản thân. Yếu tố chính gây ra nỗi lo sợ này chính là cảm giác sẽ có những tác động tiêu cực. Lúc đó chúng ta sẽ lập tức nghĩ rằng: “Sếp chắc sẽ không thích mình” hay “Sếp sẽ nghĩ mình là kẻ phiền nhiễu, rắc rối.”

Cuốn sách sẽ chỉ ra cho bạn một số bí quyết để bạn thể hiện quan điểm bất đồng của mình với những người quyền lực hơn mình:

Hãy thực tế với những rủi ro: Hầu hết mọi người đều có xu hướng quan trọng hóa những rủi ro khi phải nói lên chính kiến. Khi có ý kiến trái chiều với cấp trên, bạn có thể sẽ làm mọi người ngạc nhiên và có chút khó chịu. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn bị sa thải hay bị thù ghét. Và bạn đã bao giờ nghĩ tới rủi ro khi KHÔNG LÊN TIẾNG chưa? Lần tới hãy thử so sánh những mặt lợi, mặt hại khi bạn nói lên quan điểm với việc im lặng để quyết định.

Quyết định xem có nên trì hoãn việc lên tiếng hay không: Sau khi cân nhắc bạn thấy việc lên tiếng có nhiều điểm tích cực hơn, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của công ti, bạn vẫn ngại ngùng. Nếu vậy hãy trì hoãn việc lên tiếng trong một buổi họp đông người. Thảo luận riêng tư nhiều khi khiến những người quyền lực cảm thấy dễ chịu và ít bị đe dọa.

Vì một mục tiêu chung: Khi lên tiếng hãy nghĩ tới bối cảnh nói, khi đó bạn sẽ được nhìn nhận như đang tích cực đóng góp ý kiến vào mục tiêu chung chứ không phải có tình hạ thấp uy tín của sếp.

Xin phép để thể hiện quan điểm không đồng tình: Đây không phải là một cách làm hình thức, nó thực sự mang lại hiệu quả. Bạn có thể nói đại loại như “Tôi biết chúng ta dường như đang cố gắng đạt chỉ tiêu như cam kết. Nhưng có một vài lí do khiến cho điều đó không khả thi. Liệu tôi có thể nói lên những lí do đó?”. Điều đó cho mọi người lựa chọn “cho phép nói”, và việc bày tỏ quan điểm của bạn sau đó sẽ thoải mái hơn nhiều.

Bình tĩnh: Dù rất lo lắng hay hồi hộp bạn cũng nên giữ bình tĩnh. Hãy hít một hơi thật sâu, nói từ tốn và có điểm nhấn. Điều đó cũng làm tăng mức độ thuyết phục cho quan điểm của bạn.

Xác nhận quan điểm ban đầu: Trước khi nêu ra chính kiến, bạn hãy thử trình bày thật rõ ràng quan điểm chắc chắn mọi người đã hiểu và tin tưởng.

Đừng đưa ra bất kì phán xét nào: Tránh dùng từ ngữ mang tính phán xét người khác như kiểu “ngu ngốc”, “tầm nhìn ngắn hạn” hay “vội vàng”...; bạn nên loại bỏ cách diễn đạt tiêu cực vì người nghe có khả năng sẽ hiểu nhầm hoặc cho rằng bạn đang ám chỉ điều gì đó. Thay vì thế hãy chỉ nói đến những con số thực tế. Ví dụ: Thay vì nói “Tôi nghĩ rằng mục tiêu quý đầu thật xa vời” thì bạn có thể nói “Chúng tôi đã thử bốn lần chạy theo mục tiêu quý như vậy rồi nhưng chỉ có hai lần đạt mốc với những điều kiện hết sức đặc biệt.

Hãy khiêm tốn: Bạn cần luôn nhớ bạn đang đưa ra quan điểm cá nhân. Điều này sẽ giúp cuộc đối thoại dễ dàng tiếp diễn, đồng thời hãy nhắc mọi người đây chỉ là ý kiến của bạn, sau đó mời mọi người phản biện. Thay vì nói “Nếu chúng ta vẫn thiết lập một mục tiêu như thế cho quý tới, chúng ta sẽ không thể làm được” thì hãy nói “Đây chỉ là quan điểm cá nhân nhưng tôi hi vọng chúng ta sẽ tìm ra giải pháp để đạt được mục tiêu quý.

Thừa nhận quyền lực của sếp: Bạn có thể nói “Tôi biết anh có tiếng nói cuối cùng tại đây. Điều này tùy thuộc vào anh.” Điều đó không chỉ cho thấy bạn biết vị trí của bản thân mà còn nhắc nhở người đó rằng trách nhiệm với lựa chọn đang đặt lên vai họ. Tuy nhiên đừng vội quay lưng lại với ý kiến của chính bản thân mình hay khen ngợi người khác một cách giả tạo. Bạn cần cố gắng thể hiện sự tôn trọng người khác nhưng cũng đừng quên tôn trọng chính mình.

Tình huống 42: Khi sếp nói vậy mà không phải vậy.

Mỗi mệnh lệnh của sếp khiến bạn bối rối không biết làm thế nào để hoàn thành một cách trọn vẹn và khiến sếp hài lòng. Bởi lời nói của sếp luôn ẩn chứa nhiều hơn một tầng ý nghĩa. Tác giả sẽ liệt kê cho chúng ta thấy được một số “mệnh lệnh” đặc trưng và ý nghĩa thực của chúng.

Sếp muốn bạn thuyết trình tại công ty về vấn đề quản lí. Và sếp nói: “Hãy nghĩ rộng ra đi!”: Ý của sếp thực sự là những đề xuất của anh thật ngốc, nhưng anh biết không, tôi thậm chí còn không có ý tưởng nào khá hơn. Vậy nên anh hãy đưa ra một ý tưởng khác đợt phá hơn đi, trước khi tôi nghĩ anh sắp mất việc rồi đấy.

Một ngày sếp bỗng nói “Tôi sẽ làm việc tại nhà”: Ý của sếp là Ngày hôm nay tôi sẽ không đến công ty vì tôi là sếp mà. Đó là một trong những đặc quyền của tôi. Tôi làm việc khi tôi có hứng.

Bạn muốn nhận được lời đánh giá. Sếp nói “Tôi đảm bảo mọi người đều được thăng tiến”. Ý của sếp là khi tôi đạt đến vị trí nhà quản lí hàng đầu chuyên thảo luận về đánh giá của anh, tôi sẽ đưa ra lời nhận xét về anh. Còn lúc này, điều tôi thực sự quan tâm chỉ là tiền lương của tôi.

Bạn yêu cầu được nghỉ phép một tuần. Sếp nói “Có rất nhiều việc nhưng tôi sẽ cho anh nghỉ phép đợt này.” Ý của sếp là được tôi đồng ý nhưng tôi sẽ phạt anh vì chuyện này. Tôi sẽ khiến anh phải làm việc thêm giờ và tự cho đó là phần việc của anh. Anh thấy đấy, anh nghỉ phép là hại tôi và hại cả chính bản thân anh nữa.

Bạn phải sắp xếp đồ đạc và nghỉ phép trong ngày hôm sau đó. Sếp nói “Chỉ mất 5 phút để làm việc này”. Ý của sếp là tôi chỉ muốn anh làm việc này trước khi đi. Tôi đã cho anh nghỉ phép nên hãy làm nốt việc đó đi.

“101 mẹo đối phó với sếp” không phải là cuốn sách giúp bạn lấy lòng sếp, đi đường vòng trong công việc. Cuốn sách này chỉ là gợi ý nhỏ giúp bạn gỡ rối những tình huống khó xử, còn hiệu quả công việc, thành công của bạn chắc chắn đều xuất phát từ năng lực, tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết của bạn.

Chúc bạn thành công!

(Nguồn: https://ybox.vn)

Đọc sách "101 Mẹo đối phó với sếp" tại đây:



Bình luận


Các tin khác

Tự xuất bản sách điện tử cùng iPub - Tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức cho các tác giả.
iPub - Chắp cánh ước mơ cho mọi tác giả Việt!