iPub.vn Covid banner

Sự bùng nổ thuyết âm mưu về Corona

Ipub.vn       3 năm trước       2,740 lượt đọc

Gần một phần ba số người chúng tôi đã thăm dò tin rằng virus được tạo ra một cách có chủ đích. Tại sao?

Joseph E. Uscinski & Adam M. Enders

The Atlantic, 30/4/2020

Nguyễn Trung Kiên lược dịch

Đại dịch COVID-19 đã tạo điều kiện rất hoàn hảo cho những người theo đuổi thuyết âm mưu. Chúng ta hiện đang phải đối mặt với một đại dịch toàn cầu, một nền kinh tế sụp đổ, sự cách ly xã hội và các chính sách hạn chế của chính phủ: tất cả những điều này có thể gây ra cảm giác lo lắng tột độ, sự bất lực và trạng thái căng thẳng, từ đó khuyến khích việc hình thành niềm tin dựa trên thuyết âm mưu. Trong hơn một tháng, một truyền thuyết lan truyền khắp các đô thị cho rằng đại dịch này đã được dự đoán trong một phim kinh dị đầu tiên của thập niên 1980 – một bộ phim đã được lưu hành trên phương tiện truyền thông xã hội. Trong khi đó, các tín đồ QAnon đang lưu hành thuyết “trẻ em có nốt ruồi”, cho rằng virus này là một mưu đồ để bắt giữ các thành viên của “nhà nước của quỷ Satan” (Tom Hanks, Barack Obama, Hillary Clinton) và để thả con tin của nhà nước này (nô lệ tình dục trẻ em) [vốn đang bị giam giữ ở] bên dưới Công viên Trung tâm [tại New York]. (Tom Hanks đã xuất hiện trên buổi truyền hình trực tiếp “Saturday Night” nên đã giúp dập tắt suy đoán rằng ông đã bị bắt vì tội lạm dụng tình dục trẻ em, nhưng các tín đồ của thuyết âm mưu điển hình thì cho rằng đoạn độc thoại của Hanks chỉ là một trò đùa thái quá.)

Nhưng nếu đại dịch virus corona là mảnh đất màu mỡ cho thuyết âm mưu, thì nó cũng là một cơ hội hiếm hoi để các nhà khoa học xã hội kiểm tra xem có bao nhiêu người Mỹ sẽ áp dụng các thuyết âm mưu với các tình huống cụ thể. Mặc dù các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm cùng với khảo sát dư luận rất hữu ích để hiểu cấu trúc cơ bản của niềm tin dựa trên thuyết âm mưu, nhưng chúng có thể mô phỏng những thảm họa trong thế giới thực của các loại thuyết âm mưu mà sẽ khiến chúng trở nên hấp dẫn đối với một số người. Thật khôn ngoan khi lùi lại và sử dụng những tình huống độc đáo này để xem xét những thuyết âm mưu nào có thể cho chúng ta biết về truyền thông, chính phủ và chính chúng ta. Hóa ra chúng có thể cho chúng ta biết rất nhiều điều.

Các thuyết âm mưu chính thống về virus corona có hai loại: những người nghi ngờ mức độ nghiêm trọng của virus và những người cho rằng nó có thể là một loại vũ khí sinh học. Những nhóm nghi ngờ mức độ nghiêm trọng đã được xác nhận bởi Tổng thống Trump, người mà, ngay từ đầu đại dịch, đã gọi virus này là trò lừa bịp mới của đảng Dân chủ. Mặc dù ông đã chứng kiến sự ngày một nghiêm trọng hơn của virus từ giữa tháng 3, nhưng ông vẫn chưa lên án một cách rõ ràng đối với ý kiến cho rằng mối đe dọa của virus đã được phóng đại, hoặc khuyến khích những người có cùng chí hướng trong chính phủ và những người tử tế trong ngành truyền thông. Thật vậy, các nhân vật bảo thủ trong giới truyền thông tiếp tục đặt ra nghi ngờ về thực tế của đại dịch, ngay cả khi số người chết tăng lên. Chẳng hạn, Rush Limbaugh cho rằng các quan chức y tế công cộng của chúng ta là những người hoạt động cho một “nhà nước ngầm”, và thậm chí có thể không phải là chuyên gia y tế. Một số nhà bình luận bảo thủ đã đưa ra giả thuyết rằng các bệnh viện của chúng ta không thực sự điều trị cho bất kỳ bệnh nhân COVID-19 nào, để khuyến khích mọi người ra khỏi các bệnh viện của địa phương.

Loại thuyết âm mưu thứ hai về virus corona cho rằng loại virus này được các cường quốc nước ngoài cố tình gieo rắc, như Trung Quốc hay Nga, hoặc bởi các nhà từ thiện tỷ phú như George Soros và Bill Gates: Có thể Trung Quốc đã tạo ra hoặc đang làm việc với chủng virus corona này trong phòng thí nghiệm, rồi virus đã thoát ra một cách tình cờ, hoặc có thể Bill Gates và Tổ chức Y tế Thế giới đang thực hiện một số âm mưu bất chính để kiểm soát và thống trị thế giới bằng vắc-xin. Một phiên bản đặc biệt của thuyết âm mưu này đổ lỗi cho công nghệ 5G: nó đã khiến những người tin theo thuyết này đi phá hoại các cột phát sóng di động trên khắp châu Âu trong những tuần gần đây.

Để xem hai biến thể trung tâm của các thuyết âm mưu chính về virus corona này đã nhận được bao nhiêu trong giai đoạn trước của đại dịch, chúng tôi đã điều tra một mẫu đại diện của 2.023 người Mỹ từ ngày 17 đến 19 tháng 3 về niềm tin của họ đối với những thuyết âm mưu này. Chúng tôi cũng đã hỏi những người trả lời khảo sát về xu hướng đảng phái và khuynh hướng tư tưởng của họ, cũng như các câu hỏi điều tra được đặt ra để nắm bắt các quan điểm có liên quan [của những người trả lời phỏng vấn].

Bởi đại dịch cùng các phản ứng từ chính phủ liên bang và tiểu bang tiếp tục gia tăng, chúng tôi phải lưu ý rằng kết quả của chúng tôi chỉ là một bức ảnh được chụp nhanh của một tình trạng đã và đang diễn ra trong thời gian dài. Điều đó nói lên rằng, niềm tin dựa trên thuyết âm mưu về COVID-19 có thể có ảnh hưởng lớn hơn ngay từ khi xảy ra đại dịch, khi cuộc khảo sát của chúng tôi được thực hiện, và các biện pháp như cách ly xã hội, rửa tay, và các biện pháp phòng ngừa khác để giảm thiểu sự lây lan của virusđã bị ngăn cản bởi niềm tin dựa trên thuyết âm mưu. Vì lý do đó, kết quả của chúng tôi mang tính hướng dẫn để hiểu được tác động to lớn của niềm tin dựa trên thuyết âm mưu về virus corona.

Hầu như tất cả mọi người nói với chúng tôi rằng họ tin vào một trong 22 thuyết âm mưu mà chúng tôi đã hỏi. Trên thực tế, chỉ có 9% số người được hỏi đã không tin bất kỳ thuyết nào trong 22 thuyết âm mưu mà chúng tôi khảo sát. 54% tin rằng 1% những người Mỹ giàu có nhất đang bí mật kiểm soát chính phủ; 50% tin rằng tỷ phú Jeffrey Epstein đã bị sát hại để che giấu các hoạt động của ông; 45% tin rằng công chúng đang bị che giấu đối với sự nguy hiểm của thực phẩm biến đổi gene; và 43% tin rằng một “nhà nước ngầm” đang được bí mật cài vào chính phủ Hoa Kỳ. Các thuyết âm mưu mang tính đảng phái, những thuyết mà sự cáo buộc rõ ràng là nhắm đến đảng đối lập, cũng có sự ủng hộ mạnh mẽ. 37% người Mỹ tin rằng Trump thông đồng với Nga để gian lận cuộc bầu cử năm 2016 và Trump là do Nga giật dây. 28% tin rằng Hillary Clinton cung cấp cho Nga vật liệu hạt nhân, và 20% vẫn tin rằng Barack Obama đã giả mạo quyền công dân của mình để thắng cử bất hợp pháp.

Trong khi đó, 29% tin rằng mối đe dọa của virus đã được phóng đại để làm suy giảm cơ hội giành chiến thắng trong cuộc tái tranh cử của Tổng thống Trump, và 31% tin rằng virus được tạo ra và lây lan có chủ đích. Nói cách khác, niềm tin vào các thuyết âm mưu của virus corona nằm ở giữa: thấp hơn khoảng 20 % so với niềm tin vào Epstein và các lý thuyết của về 1% người giàu nhất kiểm soát chính phủ, nhưng cao gấp đôi so với niềm tin về các vụ xả súng là không có thật và dựa trên hiện trường giả, hay niềm tin rằng số số người Do Thái bị giết trong thảm sát Holocaust đã bị phóng đại. Các thuyết âm mưu về sức khỏe khác cũng tương tự: 30% tin rằng sự nguy hiểm của vắc-xin [chữa trị Covid] đã bị che giấu, và 26% tin rằng công nghệ 5G giúp virus lây lan.

Đây là những con số rắc rối, nhưng quan điểm của chúng tôi – dựa trên những gì mà chúng tôi đã biết về các niềm tin dựa trên thuyết âm mưu - đó là, những con số này có thể cao hơn nhiều. Tất nhiên, cần thăm dò nhiều hơn để theo dõi vòng đời của những thuyết âm mưu này khi đại dịch bắt đầu. Nhưng, với mức độ căng thẳng chưa từng thấy, sự không chắc chắn và cảm giác bất lực mà người Mỹ đang phải đối phó, những con số này cho thấy khả năng số người tin vào các thuyết âm mưu sẽ giảm nếu các nhân vật có ảnh hưởng dừng phát tán chúng.

Những niềm tin này đến từ đâu?

Một quan niệm sai lầm phổ biến là Internet, và phương tiện truyền thông xã hội nói riêng, chịu trách nhiệm cho sự phổ biến của các thuyết âm mưu trong văn hóa chính trị Hoa Kỳ. Nhưng trong khi các nền tảng này làm cho việc truyền bá bất kỳ ý tưởng nào trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, thì Internet chỉ là một công cụ để phổ biến một thuyết âm mưu nào đó của con người. Phần lớn, các nhà khoa học xã hội vẫn chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy niềm tin dựa trên thuyết âm mưu đã tăng lên trong thời đại Internet. Thật vậy, một số thuyết âm mưu, chẳng hạn như những người tin rằng vụ ám sát Tổng thống Kennedy đã được dự báo từ trước thì nay đã giảm khi việc sử dụng Internet lan rộng. Thay vào đó, niềm tin dựa trên thuyết âm mưu có nguồn gốc từ các yếu tố cơ bản của tâm lý và tương tác của con người.

Đầu tiên của các yếu tố đó là sự tham gia các nhóm xã hội. Nói một cách đơn giản, mọi người có xu hướng tin rằng nhóm của họ là tốt và đúng, và các nhóm cạnh tranh khác là nguy hiểm, độc hại hoặc sai lầm. Ví dụ, mọi người có xu hướng xem chính trị thông qua lăng kính đảng phái hoặc ý thức hệ của chính họ: Đảng của họ, thành viên của họ và các ưu tiên của họ là chính xác, và bên kia không đủ năng lực hoặc tham nhũng. Thực tế này giải thích lý do tại sao một số đảng Cộng hòa tin rằng Obama đã giả mạo giấy khai sinh của ông, hoặc Tổng thống Clinton đã bí mật xử lý uranium cho Nga, giống như niềm tin của những người theo đảng Dân chủ tin rằng Trump là do Nga giật dây.

Các sự tham gia các nhóm xã hội chỉ hoạt động từ dưới lên. Chúng có thể được gia tăng bởi các bởi các “gợi ý” từ các nhóm trưởng của nhóm - các bài diễn thuyết, quảng cáo, các dòng tweet. Nếu các quan chức nhà nước hoặc các nhân vật truyền thông liên quan đến một đảng chính trị truyền bá các thuyết âm mưu, những người theo dõi họ có nhiều khả năng sẽ tin ngay và chấp nhận những niềm tin đó. Ví dụ như thuyết âm mưu cho rằng tác động của virus corona đã được phóng đại để chống lại Tổng thống Trump. Lý thuyết này được tin tưởng nhiều hơn đối với những người theo đảng Cộng hòa so với những người theo đảng Dân chủ, vì hai lý do: Đảng Cộng hòa đã mất nhiều thứ trong năm bầu cử tổng thống, và Trump cùng giới tinh hoa cánh hữu khác đã đưa ra ý kiến rõ ràng rằng COVID-19 đã bị phóng đại để làm hại ông.

Trong khuôn khổ này, cấu trúc của các thuyết âm mưu COVID-19, mức độ lan rộng của chúng, nơi chúng sẽ lan đến và ý nghĩa thực sự của chúng, là có thể dự đoán được. Có những thuyết âm mưu không đáng lo ngại lắm, ví dụ như một phần ba người Mỹ tin rằng người ngoài hành tinh đã bí mật liên lạc với con người, hay gần 80% người Mỹ từng tin rằng Ủy ban Warren đã nhận được các chi tiết về vụ ám sát John F. Kennedy [trước khi nó xảy ra]. Nhưng hậu quả của việc đổ lỗi cho sự xuất hiện của virus corona dựa trên nguồn thông tin sai lạc, hoặc nghi ngờ về mức độ nghiêm trọng của nó, có thể đe dọa đến tính mạng con người trên quy mô lớn. Những người tin rằng virus là một loại vũ khí sinh học có thể có nhiều khả năng thực hiện việc tích trữ hàng hóa và các hành động khác vốn đầy tính vị kỷ. Và nếu một trong ba người Mỹ tin rằng tác hại của COVID-19 đã được phóng đại, để từ bỏ các thực hành sức khỏe quan trọng, như giãn cách xã hội, rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang, thì căn bệnh này có thể lây lan nhanh hơn, xa hơn, và có thể bắt chúng ta chứng kiến việc có thêm hàng nghìn người phải chết.

* JOSEPH E. USCINSKI là phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Miami, đồng tác giả của cuốn sách ‘American Conspiracy Theories’ [Các thuyết âm mưu tại Hoa Kỳ], và là thành viên của nhóm Đại học Miami U-LINK đấu tranh với các thuyết âm mưu cực đoan trên mạng Internet.



Bình luận


Các tin khác

Tự xuất bản sách điện tử cùng iPub - Tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức cho các tác giả.
iPub - Chắp cánh ước mơ cho mọi tác giả Việt!