iPub.vn Covid banner

SỐNG THỬ

Tottochan       6 năm trước       2,895 lượt đọc

Sống thử là một vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ cũ. Sống thử là một hiện tượng, ngày càng trở nên phổ biến ở giới trẻ ngày nay. Hiểu đơn giản là các cặp đôi sống chung mà không đăng kí kết hôn, cùng nhau ‘ góp gạo thổi cơm chung’, ‘khép đôi mi chung một giường, thức giấc chung một giờ’.

SỐNG THỬ- VÁN CỜ MAY MẮN?

Sống thử là một vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ cũ. Sống thử là một hiện tượng, ngày càng trở nên phổ biến ở giới trẻ ngày nay. Hiểu đơn giản là các cặp đôi sống chung mà không đăng kí kết hôn, cùng nhau ‘ góp gạo thổi cơm chung’, ‘khép đôi mi chung một giường, thức giấc chung một giờ’.

Nếu bạn vào google và search ‘ Sống thử’, bạn sẽ thấy có khoảng 5 triệu kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên nếu dành thời gian để tìm hiểu thì hầu như các bài viết đều lên tiếng phải đối việc sống thử, tác hại của sống thử,.. mà có rất ít bài lên tiếng ủng hộ? Rõ ràng, một vấn đề nào đó luôn luôn có hai mặt, chúng ta cần nhìn nhận sự việc đa chiều, tránh đưa quan điểm hoặc kết luận chỉ vì cảm xúc, quan điểm cá nhân hay định kiến xã hội? Trong bài viết này, tôi sẽ không bàn về nguyên nhân dẫn đến sống thử, bởi tôi cho rằng đó chủ yếu xuất phát từ yếu tố chủ quan, do sự lựa chọn của mỗi người. Mà mục đích chính ở đây tôi muốn bàn về, nêu cách nhìn, quan điểm hơn là đánh giá đúng sai.

Trước hết, tôi muốn nói về mục đích của việc sống thử? Vì sao các cặp đôi lựa chọn sống thử? Điều đầu tiên, khiến họ quyết định sống thử là xuất phát từ nhu cầu muốn được thấu hiểu, yêu thương, chia sẻ, có một hành trang và trải nghiệm ‘quý báu’ khi tiến tới hôn nhân, để giảm bớt những tan vỡ gia đình sau khi kết hôn. Con cái sẽ thật thiệt thòi nếu chúng sống trong một gia đình không hạnh phúc.

Thuần phong mỹ tục hay hủ tục?

Nếu ai đó nói rằng sống thử trái với thuần phong mĩ tục thì tôi cho rằng thuần phong mĩ tục và hủ tục là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Một xã hội văn minh, phát triển là một xã hội mà ở đó lưu giữ lại những điều có ích và bài trừ, triệt tiêu đi nhưng cổ hủ, lạc hậu mang đến bất hạnh cho con người. Và sống thử là một ví dụ, vì sao nói trái với thuần phong mĩ tục là suy nghĩ lạc hậu? Suy cho cùng, con người sống ở đâu, thời điểm nào đều mưu cầu hạnh phúc , tất cả mọi người đều hướng đến và mong mỏi hạt nhân hạnh phúc của xã hội là gia đình. Một gia đình không hạnh phúc sẽ kéo theo bao hệ lụy của xã hội: nạn bạo lực trẻ nhỏ, bạo lực gia đình, phu nữ bị hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần, những đứa trẻ lớn lên sẽ mang theo sự méo mó về nhân cách do ảnh hưởng từ gia đình. Nhiều người đặt câu hỏi rằng: việc sống thử liệu mang đến hạnh phúc cho nhau k? Không phải thuần phong mĩ tục đẹp đẽ mà một dân tộc nên có là sự yêu thương sao? ‘ Người với người sống để yêu nhau’ sao?

Hơn nữa, ‘ con người có một quyền tuyệt đối, đó là quyền lựa chọn’. Có những việc xảy ra là do bản thân chúng ta, nhưng có những việc xảy ra hay không lại do quyền quyết định của nhiều người. Chẳng hạn bầu cử Tổng thống Mỹ , viêc Donald Trump hay Hillary trở thành tổng thống không thể là do quyền lựa chọn của một người mà phải do quyền quyết định của nhiều người. Tương tự trong một mối quan hệ, chúng ta làm gì và để người khác làm gì chúng ta , là vấn đề của hai người. Nếu nói , quan hệ tình dục trước hôn nhân là do sự lưa chọn của hai người chứ không thể nào vội kết luận rằng ‘người con gái thiệt thòi’. Nếu bạn nữ và bạn nam trong lúc đang tìm hiểu và yêu nhau không đồng ý thì khó tiến tới quan hệ tình dục được. Cho nên, trong bất kì hành động nào, thì nó là trách nhiệm và sự lựa chọn của hai người. Nếu bạn đồng ý chuyện gì đó thì đồng nghĩa bạn chấp nhận nó và chấp nhận hệ quả của nó.

Nếu ai đó nói rằng, sống thử sẽ xác định được hợp nhau hay không, rằng quãng thời gian sống thử hòa hợp sẽ dẫn đến một cuộc hôn nhân hòa hợp thì câu trả lời là KHÔNG. Vì không thể chắc chắc điều gì sẽ xảy ra với bản thân, áp lực cuộc sống,… những thứ đó sẽ khiến con người thay đổi. Có thể sau này họ không còn hợp nhau nữa. Quãng thời gian sống thử sẽ cho họ biết chấp nhận được con người thực sự của đối phương ở nhiều phương diện.

Bên cạnh đó, nhiều quan điểm cho rằng: ở với nhau thì thói hư tật xấu,tình cảm phai dần ‘rượu nhạt uống mãi còn say, lời hay nói mãi thì nhàm’, ‘cả thèm chóng chán’… đa phần đều dẫn đến chia tay hay tỉ lệ li hôn sau khi sống thử sẽ cao hơn. Rõ ràng quan điểm có nhiều vấn đề phải bàn và phiến diện. Là ở chỗ, đây là kết quả chứ không phải nguyên nhân. Kết quả có thê CHIA TAY nhưng nguyên nhân khác nhau, nếu nói do sống thử là quy chụp.

Sống thử đang dần trở thành trào lưu?

Nếu ủng hộ việc sống thử sẽ khiến một bộ phận giới trẻ có suy nghĩ chưa chín chắn, đua đòi mà sống chung với nhau kéo theo một loạt hệ lụy xã hội: bệnh tình dục, có con ngoài ý muốn,… coi thường những giá trị mang tên pháp lí mà chỉ đua đòi thỏa mãn sự buông thả về tình cảm và thể xác.

Tuy nhiên, việc nghĩ rằng sống thử gây ảnh hưởng xã hội mà lên án chỉ trích là một quan điểm TÙ TÚNG, LẠC HẬU VÀ KHÔNG PHÁT TRIỂN. Chúng ta có TRUYỀN THÔNG, PHÁP LUẬT, Y TẾ,… việc không quản lí không có nghĩa là phải cấm nó hay lên án nó. Người ta đã từng làm một thí nghiệm vật lí nổi tiếng: cho một nam và một nữ vào một sợi dây co và kéo căng nó ra, kết quả, kéo càng căng ra xa thì lực bật càng lớn. Càng cấm, càng tò mò! Có chăng điều cần làm là: thẳng thắn, bình tĩnh, không dùng cảm xúc. Ngồi chỉ cho nhau, phân tích cho nhau được và mất của từng lưa chọn. Thay vì việc cấm đoán, chỉ trích, hãy tạo ra một tư tưởng đúng đắn cho giới trẻ về giá trị gia đình, tình cảm, trách nhiệm, kĩ năng bản thân cũng như các kiến thức về tình dục để tránh những hậu quả không đáng có. Còn việc lựa chọn thể nào hãy để bản thân mỗi người quyết định.

Ở 1 góc nhìn khác, các học giả cho rằng nhiều người quan tâm đến việc sống thử thay thế cho độc thân, không phải là để tiến tới hôn nhân.

Ở Việt Nam, khi sống thử bạn sẽ không được bảo vệ khi có người thứ ba. Điều 19, Luật hôn nhân và gia đình quy định: Vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, chung thủy với nhau. Nếu vi phạm có thể bị xử lí hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.Tuy nhiên do không được pháp luật công nhận nên sẽ không tồn tại quyền và nghĩa vụ pháp lí như trên.

Khác với Việt Nam, ở Pháp, các cặp đôi muốn sống thử, để được pháp luật công nhận sẽ làm thủ tục kí Khế ước dân sự về sống chung. Đây có thể xem như một dạng ‘hợp đồng’ đảm bảo các quyền lợi của các cặp đôi.

Nhà tâm lí Lê Thị Túy cho rằng: ‘ Sống thử là sống tạm bợ, chưa thât, được thì thôi không phù hợp thì bỏ và lâu dần ‘nhờn thuốc’ sẽ phải thử đi thử lại nhiều lần. Sống thử không thành công sẽ dẫn tới vết thương lòng sâu sắc. Thử lần một, lần hai, lần ba và lâu dần con người ta sẽ trở nên chai sạn, không còn trong sáng và mất đi sự lãng mạn của tuổi trẻ, nhiều người còn coi kết hôn là lần thử cuối cùng. Đó là hiện tượng không hay’.

Theo khảo sát của Đại học Y Thái Nguyên, 100% sinh viên quan hệ tình dục thì chỉ có 48% sử dụng biện pháp khi 43% có thai thì sẽ lựa chojhn phá thái và 36% là cưới. Và theo như hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam thì tỉ lệ nạo phá hai đang đứng đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 5 thế giới.

Chính vì những điều xảy ra tại Việt Nam như trên nên nhiều người cho rằng sống thử hoàn toàn xấu. Theo tôi đó là quy chụp. Sống thử không xấu, nhưng do các bạn thiếu hiểu biết dẫn đến những hậu quả không đáng có.

Ở tờ báo AT HOME.VOX của Nhật Bản, trong một cuộc khảo sát, ở các độ tuổi 20,30,40,50 về các ý kiến Đồng ý, phản đối và trung lập thì tỉ lệ đồng ý thấp dần từ 20 đến 50. Những người đồng ý thì cho rằng, muốn tìm hiểu phong cách của đối phương, ….., những người không nên thì cho rằng khi sống thật sẽ không còn cảm giác thú vị. Còn những người trung lập thì nói đó là vấn đề cá nhân, quyền của mỗi người.

Sống thử luôn là vấn đề nóng và được nhiều người quan tâm trên các diễn đàn đặc biệt đối tượng là các bạn trẻ ngày nay. Vậy nên, trước những hành động các bạn nên cân nhắc thật kĩ trước khi thực hiện!


Bình luận


Các tin khác

Tự xuất bản sách điện tử cùng iPub - Tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức cho các tác giả.
iPub - Chắp cánh ước mơ cho mọi tác giả Việt!