iPub.vn Covid banner

#bihaishopping - Bí quyết cai nghiện Shopping cho cô nàng hiện đại!

Kim Thiên Di       4 năm trước       899 lượt đọc
Thời còn trẻ cho đến khi lấy chồng tôi rất thích mua sắm. Việc mua sắm của tôi có thể nói đã trở thành “nghiện” chứ không phải là việc yêu thích mua sắm đơn thuần nữa. Tôi tin chắc rằng có rất nhiều người phụ nữ đã lâm vào hoàn cảnh đó giống như tôi. Vậy còn bạn thì sao? Và bạn có bao giờ muốn mình “cai nghiện” thành công thứ hàng hóa “chết người” này không? Cùng chia sẻ những cách sau xem sao nhé!

Thời còn trẻ cho đến khi lấy chồng tôi rất thích mua sắm. Việc mua sắm của tôi có thể nói đã trở thành “nghiện” chứ không phải là việc yêu thích mua sắm đơn thuần nữa. Tôi tin chắc rằng có rất nhiều người phụ nữ đã lâm vào hoàn cảnh đó giống như tôi. Vậy còn bạn thì sao? Và bạn có bao giờ muốn mình “cai nghiện” thành công thứ hàng hóa “chết người” này không? Cùng chia sẻ những cách sau xem sao nhé!

Tôi luôn cảm thấy phấn khích khi được đi mua sắm. Chỉ cần được sờ tay vào các món hàng mới tinh là tôi cảm thấy hạnh phúc. Trong cuộc sống dù có áp lực hay mệt mỏi như thế nào thì đi mua sắm là biện pháp giúp tôi giải tỏa stress nhanh chóng nhất. Những món đồ của tôi cứ nhiều lên, chất đầy trong nhà thậm chí một loại áo tôi có thể mua một lố đầy đủ các màu, ai thấy những thứ đồ của tôi mua về cũng nói đấy là một bộ sưu tập chứ không đơn giản là một món đồ bình thường nữa. Những người giao hàng quá quen thuộc mặt tôi, họ còn nhớ vanh vách tên tuổi và các thành viên trong gia đình tôi bởi đến giao hàng quá thường xuyên trong tuần. Đôi khi họ trêu đùa tôi rằng: “Giờ em gặp gia đình chị còn nhiều hơn gia đình em ở quê đấy!”

Mẹ tôi và chồng tôi thường phê phán thói quen mua sắm vô độ của tôi nên tôi luôn tìm cách che giấu hóa đơn với những người xung quanh. Tôi thường vứt đi biên lai, hóa đơn thanh toán và nói dối về số tiền đã chi. Số tiền tôi bỏ ra sẽ ít hơn rất nhiều so với số tiền thực bỏ ra hệ quả đầu tiên và dễ nhìn thấy nhất là tình hình tài chính suy giảm. Tôi luôn cảm thiếu thốn và cố gắng tìm cách xoay sở hoặc vay mượn từ bạn bè xung quanh đến nỗi bị bao vay bởi nợ nần chồng chất. Mối quan hệ cá nhân cũng bị ảnh hưởng không ít, tôi dễ gặp mâu thuẫn với người thân hoặc bạn bè vì họ luôn cố gắng khuyên tôi từ bỏ thói quen tiêu cực này. Cứ như vậy tôi vẫn thường xuyên mang về hàng tá món đồ sau mỗi lần dạo phố, tủ đồ luôn trong tình trạng quá tải, dư thừa quá nhiều so với mức cần thiết. Căn phòng của tôi hóa "chiến trường" mỗi lần các thỏa thích thử bộ này, chọn bộ nọ diện ra ngoài, trong khi hầu bao lại hao hụt với tốc độ "chóng mặt". Chồng tôi chỉ còn biết lắc đầu ngán ngẩm trước thói quen nghiện mua sắm vô độ của vợ.

Một lần sếp và đồng nghiệp của tôi đến chơi nhưng căn nhà đã chật ních đồ nên họ chỉ còn ngồi rúm ró ở bộ sô pha góc trái phòng khách. Nhìn biểu hiện của họ tôi thấy rõ sự khó chịu. Ngồi chơi một lúc sau các chị em trong công ti muốn đi thăm quan ngôi nhà nên tôi đành “miễn cưỡng” dẫn đi. Vừa mở cửa căn phòng của tôi ra tôi đã thực sự xấu hổ khi đập vào mắt họ là vô số những đồ đạc chật kín từ trên tủ, dưới nền, trên giường, dưới gậm giường, trên bàn trang điểm… Nhiều thứ thậm chí còn nguyên mác, chưa hề được sử dụng. Nhìn thái độ nhìn nhau mỉm cười của họ khiến tôi chỉ muốn chui đầu ngay xuống đất cho đỡ ngại. Thế nhưng cái sự ngại ngùng của tôi nó cũng chưa làm thay đổi được thói quen mua sắm cho đến một lần tôi đi vào một cửa hàng quần áo quen thuộc. Có thể nói rằng tôi là “khách hàng thân thiết” của cửa hàng ấy đến nỗi được làm thẻ ưu đãi riêng. Trong khi chọn quần áo, một nhân viên vui miệng đã đùa rằng: “số tiền chị bỏ ra một tháng đủ để trả lương cho một nhân viên trong cửa hàng em đấy!” Nghe xong tôi thoáng chút buồn, nhận ra rằng số tiền mình bỏ ra mua sắm quá nhiều, đây mới là một cửa hàng vậy nhiều cửa hàng và nhiều thể loại đồ thì sẽ khủng khiếp như thế nào nữa? Câu nói của cô nhân viên ấy như khai sáng trí óc tôi. Từ sau hôm ấy tôi đề ra kế hoạch cai nghiện cho bản thân mình.

Đầu tiên tôi đến gặp bác sĩ tâm lý để triệt để khai thông tư duy của mình. Họ sẽ giúp tôi đề ra những giải pháp tâm lý khiến tôi thư giãn, nhẹ nhàng hơn và tập trung vào những thói quen có lợi hơn mua sắm. Sau đó ra đường tôi sẽ không đem theo ví tiền, nếu sẵn tiền sẽ làm tôi hứng khởi, dễ dàng an tâm bước chân vào các shop thời trang dọc đường đi để ngắm nghía, có thể ban đầu chỉ nghĩ: “chỉ vào chơi, ngắm thôi nhé!”, nhưng biết đâu được, lỡ gặp một món quá ưng ý thì việc rời đi với tay không là rất khó. Vậy nên số tiền tôi đem theo chỉ đủ đổ xăng và phòng tránh việc hỏng hóc xe cộ. Tài khoản thẻ ngân hàng tôi giao hết cho chồng và đề nghị anh thay mật khẩu và quản lý tài khoản tránh để tôi biết. Việc làm này khá hiệu quả bởi dường như tôi sẽ chẳng còn cớ gì để ỉ vào việc có thể chuyển khoản để lại đâm đầu vào mua sắm. Tôi tuyệt đối không bén mảng vào các trang thanh lý hàng, các cửa hàng có chế độ khuyến mãi và bỏ theo dõi kha khá các trang facebook bán hàng online. Thời gian rảnh dỗi tôi sẽ thường xuyên duy trì tập thể dục, đi gặp mặt bạn bè để giải trí để thu hút sự tập trung vào những hoạt động ngoài trời thay vì lang thang đi mua sắm trong các cửa hàng. Cách thức này vừa khiến tôi mở rộng mối quan hệ, khỏe người lại giúp tôi tiết kiệm được vô số tiền bạc và thời gian uổng phí.

Thực ra trên đời này chẳng có điều gì có thể làm khó bạn, quan trọng là bạn có muốn thay đổi bản thân hay không… Từ bài học thực tế của tôi, mong sẽ là gợi ý đôi chút để giúp bạn trở thành người tiêu dùng thông thái! Chúc bạn thành công!


Bình luận


Các tin khác

Tự xuất bản sách điện tử cùng iPub - Tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức cho các tác giả.
iPub - Chắp cánh ước mơ cho mọi tác giả Việt!