iPub.vn Covid banner

[HARVARD BUSINESS REVIEW] Dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng Covid-19

Trịnh Thị Hoài Thương       3 năm trước       547 lượt đọc

Cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện đã đạt đến một giai đoạn kịch tính mới, giai đoạn mà các hệ thống y tế công cộng cần phải hành động quyết đoán để kiềm chế sự phát triển của những ca nhiễm bệnh mới bên ngoài Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện đã đạt đến một giai đoạn kịch tính mới, giai đoạn mà các hệ thống y tế công cộng cần phải hành động quyết đoán để kiềm chế sự phát triển của những ca nhiễm bệnh mới bên ngoài Trung Quốc. Các tác động của nó tới nền kinh tế đang trở nên rất đáng kể và các công ty đang thực sự cần hướng tới việc trau dồi kiến thức, phản ứng và học hỏi bài học từ các sự kiện diễn ra gần đây. Diễn biến của vụ việc sẽ xảy ra theo những cách thức không thể dự đoán được, tùy thuộc mỗi giai đoạn, mà chúng ta chỉ có thể có một cái nhìn tổng thể sau khi đã trải qua.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh tồn tại sự khác biệt về mặt chuẩn bị của mỗi công ty, mức độ gián đoạn tiềm ẩn đối với nền kinh tế và giá trị của một sự chuẩn bị tốt hơn cho các diễn biến trong tương lai, chúng ta cần đúc rút những bài học ở ngay thời điểm hiện tại. Dựa trên các phân tích và hỗ trợ liên tục đối với các doanh nghiệp trên khắp thế giới, chúng tôi đã chắt lọc 12 bài học sau đây:

1) Cập nhật thông tin hàng ngày

Các sự kiện đang diễn ra với tốc độ kinh ngạc, và hình ảnh thay đổi hàng ngày. Chỉ vài ngày trước, có vẻ như vụ dịch chủ yếu được giới hạn ở Trung Quốc và đang được kiểm soát. Gần đây, các ca lây nhiễm đang phát triển nhanh chóng bên ngoài Trung Quốc, báo hiệu một giai đoạn mới và có khả năng cần đến các chiến lược giảm thiểu mới thay vì ngăn chặn. Nhóm của chúng tôi đã chuyển sang việc giao tiếp theo ngày, không chỉ để cập nhật dữ liệu mà còn để điều chỉnh lại quan điểm chung của chúng tôi.

2) Cẩn thận với nguồn tin

Các nhà truyền thông thường tập trung vào những tin mới chứ không phải là bức tranh tổng thể, và đôi khi họ không phân biệt được giữa sự thật, tin tức tạm thời và sự đầu cơ. Khi tiếp cận với thông tin thay đổi nhanh, dù là công nghệ mới hay khủng hoảng mới, ban đầu chúng ta có xu hướng bỏ qua các thông tin kém nổi bật, sau đó phản ứng thái quá với các vấn đề mới nổi, để rồi cuối cùng chúng ta mới có một cái nhìn có sự cân nhắc. Khi bạn tiếp nhận những tin tức mới nhất, hãy chắc chắn về nguồn tin trước khi hành động.

3) Đừng giả định rằng thông tin sẽ tạo ra sự hiểu biết

Trong thế giới kết nối của chúng ta, nhân viên có quyền truy cập trực tiếp với nhiều nguồn thông tin. Các nhà lãnh đạo có thể kết luận một cách hợp lý rằng, có rất nhiều thông tin và bình luận ở ngoài kia đến mức họ không cần phải làm gì thêm. Tuy nhiên, chúng tôi đã phát hiện ra rằng, việc tạo và chia sẻ rộng rãi một bản tóm tắt các sự kiện một cách chính thức là hoàn toàn vô giá, như vậy thời gian không bị lãng phí khi tranh luận về sự thật là gì - hoặc tệ hơn, đưa ra các giả định khác nhau về sự thật.

4) Hãy cẩn thận với các chuyên gia và dự đoán

Các chuyên gia về dịch tễ học, virus học, y tế công cộng, hậu cần và các chuyên ngành khác là không thể thiếu trong việc diễn giải các thông tin phức tạp và có xu hướng thay đổi. Nhưng rõ ràng tồn tại sự khác biệt giữa ý kiến của các ​​chuyên gia về các vấn đề quan trọng, như chính sách ngăn chặn tối ưu và tác động kinh tế, và như vậy chúng tôi khuyên rằng sẽ tốt hơn nếu bạn có thể tham khảo nhiều nguồn. Mỗi dịch bệnh sẽ có một diễn biến hoàn toàn khác nhau, và chúng tôi vẫn đang nghiên cứu về các vấn đề của hiện tại. Chúng ta cần sử dụng phương pháp kết luận dựa trên kinh nghiệm, để hiểu những gì đang diễn ra và có phương án tối ưu dành cho nó - mặc dù được sự giúp đỡ từ các chuyên gia.

5) Liên tục điều chỉnh nhận thức của bạn với những gì đang diễn ra

Một bức tranh tổng thể về tình huống cộng một kế hoạch để đối phó với nó, một khi đã được ghi lại trên giấy, có thể khiến cho chúng ta ngại thay đổi. Một câu ngạn ngữ Trung Quốc nhắc nhở chúng ta rằng, những vị tướng vĩ đại nên ra lệnh vào buổi sáng và thay đổi chúng vào buổi tối.

Tuy nhiên, các tổ chức lớn lại hiếm khi linh hoạt như vậy. Các nhà quản lý thường tránh việc phổ biến các kế hoạch cho đến khi họ hoàn toàn chắc chắn, và sau đó miễn cưỡng thay đổi chúng vì sợ bị đánh giá về việc thiếu quyết đoán, đưa thông tin sai lệch hoặc tạo ra sự bối rối trong tổ chức. Những dẫn chứng sống, với các tin tức thực tế cập nhật thường xuyên là điều cần thiết , giúp các nhà lãnh đạo nhận thức và thích nghi trong những tình huống thay đổi nhanh chóng.

6) Coi chừng sự quan liêu

Các vấn đề gây tranh cãi, nhạy cảm hoặc nghiêm trọng thường cần sự cân nhắc của các vị trí lãnh đạo cấp cao, sự vào cuộc của bộ phận pháp lý, quản lý rủi ro và một loạt các phòng ban chức năng khác. Mỗi bộ phận sẽ có những quan điểm về cách chia sẻ thông tin khác nhau, dẫn đến một phương án quá chung chung hoặc bảo thủ, và một quy trình chậm chạp, cồng kềnh.

Việc tập hợp một nhóm đáng tin cậy, và cho họ đủ thời gian để quyết định chiến thuật, là rất quan trọng. Kiềm chế quá mức về mặt thông tin có thể gây tổn hại khi mỗi ngày đều có những tin tức mới.

Các tài liệu số sẽ giúp giảm thiểu sự nghiêm ngặt trong việc ban hành và phê duyệt nhiều tài liệu cùng lúc, đồng thời cũng giảm rủi ro, vì nó có thể dễ dàng được cập nhật hoặc thu hồi khi cần thiết. Hơn nữa, cần phân biệt rõ ràng giữa sự thật, giả thuyết và suy đoán, để có thể truyền đạt một bức tranh đầy đủ và chính xác hơn.

--

Nguồn: Harvard Business Review

Để tích lũy kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng, hãy truy cập tài nguyên tại đây.



Bình luận


Các tin khác

Tự xuất bản sách điện tử cùng iPub - Tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức cho các tác giả.
iPub - Chắp cánh ước mơ cho mọi tác giả Việt!